ĐTDĐ
Oppo F1s
Galaxy J7 Prime
iPhone 5s
Oppo F1
Oppo Neo 7
Top 5 smartphone kể trên được lọc ra từ danh sách 10 smartphone bán chạy nhất của từng chuỗi siêu thị, và không phản ánh thứ hạng của từng smartphone.
![]() |
Chẳng hạn Oppo F1s đóng góp doanh thu lớn nhất và bán chạy nhất tại FPT Shop nhưng chỉ đứng thứ 3 trong danh sách smartphone mang doanh thu cao nhất cho Thế Giới Di Động. Hoặc iPhone 5S bản 16GB đóng góp doanh thu cao nhất tại Thế Giới Di Động nhưng cùng đứng thứ 4 trong danh sách của FPT Shop và Viễn Thông A.
FPT Shop đánh giá năm 2016 có sự lên ngôi của các smartphone thuộc phân khúc giá tầm trung từ 5-6 triệu đồng. Trong đó, Oppo F1s và Samsung Galaxy J7 Prime là 2 đại diện tiêu biểu. Trong danh sách của FPT Shop, “chuyên gia selfie” Oppo F1s là cái tên đứng đầu trong danh sách điện thoại bán chạy nhất năm 2016. Ngôi vị á quân thuộc về “hoàng tử bóng đêm” Galaxy J7 Prime của gã khổng lồ Samsung. FPT Shop cho rằng cả 2 smartphone trên đều được bán ra với số lượng đặt trước và đặt mua cao kỷ lục.
![]() |
Tại Thế Giới Di Động, hai smartphone này cũng đứng thứ 2, thứ 3 trong những smartphone đóng góp doanh thu cao nhất cho hệ thống này.
Đại diện FPT Shop cho rằng sự thành công của 2 sản phẩm trên không chỉ đến từ việc sở hữu cấu hình tốt với nhiều tính năng cao cấp cùng mức giá phổ thông mà còn về phương cách tiếp thị hướng trực tiếp đến giới trẻ - đối tượng có ảnh hưởng rất lớn đến sức mua của thị trường smartphone hiện nay. Ngoài ra, quà tặng có giá trị lớn khi đặt mua trước 2 sản phẩm này cũng là yếu tố hấp dẫn kích cầu mua sắm của khách hàng.
Nếu “soi” kỹ danh sách, có thể thấy Oppo làm rất tốt khi chiếc F1s đều chiếm vị trí tốt hơn so với J7 Prime ở các bảng xếp hạng do 3 chuỗi siêu thị cung cấp. Ngược lại, trong danh sách bán chạy của Viễn Thông A và FPT Shop, Samsung chiếm đến phân nửa với các mẫu máy quen thuộc là J5, J7. Tại Thế Giới Di Động, hãng điện tử Hàn Quốc chiếm đến 6 mẫu trong danh sách các smartphone mang doanh thu về nhiều nhất.
Xét về doanh thu, danh sách của Thế Giới Di Động hầu hết có các mẫu máy tầm trung mang về doanh thu cao nhất, trùng với danh sách smartphone bán chạy ở các siêu thị đối thủ. Trong khi đó FPT Shop khá đặc thù khi danh sách smartphone mang doanh thu cao thuộc về các smartphone cao cấp, có đến 5 mẫu iPhone, có cả Samsung S7 Edge.
Dưới đây là bảng xếp hạng smartphone do từng chuỗi siêu thị cung cấp.
Bảng xếp hạng các smartphone bán chạy nhất:
" alt=""/>10 smartphone bán chạy nhất 2016 tại Việt NamLà bộ phim có doanh thu cao nhất 2016 tại Nhật và đứng thứ 2 trong top 10 anime doanh thu cao nhất trong lịch sử (sau Spirited Away), Your Name – Tên cậu là gì? đang sở hữu những con át chủ bài gì khiến khán giả lại bị hấp dẫn như vậy?
Câu chuyện hấp dẫn giới trẻ và phản ánh đúng tâm tư người Nhật
Hai cô cậu học sinh xa lạ Mitsuha và Taki lở hai vùng địa lý trở thành đối phương trong những giấc mơ. Rồi những thật giả lẫn lộn trong cuộc sống, những tò mò về nhau đã dần khiến họ nảy sinh tình cảm. Và cuối cùng là hành trình đi tìm nhau trong một đại nạn.
Lấy ý tưởng về hoán đổi hồn xác, Your Name – Tên cậu là gì? dễ dàng vẽ ra cuộc sống muôn màu của những học sinh trong giai đoạn dậy thì. Những biến đổi về tâm lý, suy nghĩ của hai học sinh ở hai vùng trái ngược – thành thị và nông thôn dễ dàng khiến khán giả trẻ cảm thấy thú vị.
Nhưng đó chỉ là phần nổi của bộ phim. Sự lồng ghép nhịp nhàng của đời sống sinh hoạt tuổi học trò và nỗi lo sợ về thiên tai cốt là để đạo diễn vẽ ra những quan niệm và tâm tư của người Nhật. Câu thành ngữ “nhất kì nhất hội” (ichi go ichi e) cũng xuất hiện trong bộ phim này qua mối quan hệ của hai nhân vật chính, phản ánh tâm tư rất tinh tế của người Nhật xoay quanh những cuộc gặp gỡ và duyên phận. Mỗi ngày chúng ta lướt qua hàng trăm người và biết đâu đã có hàng trăm mối quan hệ tốt đẹp mà ta bỏ lỡ, vì vậy hãy trân trọng những cuộc gặp gỡ dù là thoáng qua. Thông điệp này có thể xa lạ với người Việt nhưng nằm lòng với người Nhật và Your Name – Tên cậu là gì? đã thể hiện xuất sắc điều này qua phần chìm của câu chuyện.
Không chỉ thế, những chi tiết nho nhỏ được cài cắm xuyên suốt bộ phim cũng cho thấy cách mà người Nhật suy niệm về những điều nhỏ bé trong cuộc sống, về lối suy nghĩ của giới trẻ, về sự khác biệt của nông thôn – thị thành, về những chiêm nghiệm thời gian, các giá trị truyền thống. Phản ánh chân thực sự xung đột về quan niệm văn hóa cũ – mới luôn tồn tại trong mỗi người dân Nhật.
Hình ảnh đẹp từng mi-li-mét, mang văn hóa Nhật ra thế giới
Makoto Shinkai nổi tiếng với phong cách làm phim duy mỹ. Những tác phẩm đình đám từng gây tiếng vang của ông như 5 Centimeters Per Second, Garden of Words đều đã chứng thực điều này. Ông không chỉ chú trọng đến bối cảnh, kiến trúc địa lý, bố cục ánh sáng của từng khung hình mà còn chăm chút cho từng chi tiết nhỏ nhất. Một hạt mưa, cơn gió, một cánh hoa hay một vì sao đều được tô vẽ tỉ mỉ để xuất hiện trên phim, chứng tỏ sự duy mỹ và ngôn ngữ điện ảnh ước lệ đặc trưng của Makoto Shinkai.
Những bối cảnh xuất hiện trong Your Name – Tên cậu là gì? đa phần đều được dựa trên những vị trí địa lý có thật ở Tokyo và thị trấn Itomori. Makoto Shinkai phác họa thành công không chỉ nét đẹp kiến trúc trên phim mà còn cả những nhịp sống hàng ngày ở hai vùng không gian đối lập. Một nơi đầy ắp những quán cà phê và các phương tiện giao thông hiện đại, một nơi mà quán cà phê trở thành ước mơ xa xỉ của bọn học sinh, chỉ có xe đạp thay vì tàu điện ngầm, nhịp sống luôn mang đậm hơi thở truyền thống vì những phong tục của thần đạo Shinto. Khán giả được đạo diễn đưa đi tham quan Nhật Bản qua những khung cảnh chân thật trái ngược xen kẽ, xây dựng tâm lý nhân vật qua thủ pháp hình ảnh.
Hình ảnh học sinh với xe đạp tại thị trấn Itomori trong Your Name. – Tên Cậu Là Gì?
Cảnh đẹp nhất trong Your Name – Tên cậu là gì? chính là những khuôn hình rộng miêu tả chi tiết bầu trời, nhất là đoạn có sao chổi băng ngang rồi chia hai. Những mảng màu được phân chia có chủ đích nhằm thể hiện thiên tai bằng những góc máy đẹp đến siêu thực. Chắc chắn khán giả sẽ choáng ngợp khi xem những cảnh này trên màn ảnh rộng.
Âm nhạc trong Your Name – Tên cậu là gì? được phân chia bố cục và thời lượng rõ ràng. Những đoạn nhạc đa dạng trong tiết tấu, giai điệu được sắp đặt phù hợp cho từng nhân vật, từng tình huống. Khi thì réo rắt, lúc thì nhẹ nhàng, khi lại dồn dập, lúc điên dại, lúc thống thiết đến não lòng. Âm nhạc trong Your Name. có công rất lớn trong việc nuôi dưỡng cảm xúc của người xem, giúp ý đồ của phim được bung tỏa vào những lúc cần thiết.
Nhóm nhạc rock Radwimps thể hiện ca khúc chủ đề Zen Zen Zense vô cùng xuất sắc, khiến ca khúc này trở thành hit sau khi phim công chiếu.
Với vị trí thứ 2 trong bảng xếp hạng 10 anime có doanh thu cao nhất lịch sử, Your Name – Tên cậu là gì? đang tạo ra một sự kì vọng của khán giả về tượng vàng Oscar. Sau chiến thắng của Spirited Away năm 2002, dường như giải thưởng của Viện Hàn lâm và Khoa học Mỹ sẽ không gọi tên các anime một lần nào nữa. Nhưng, với doanh thu khổng lồ của Your Name – Tên cậu là gì? cùng những đánh giá tích cực khắp thế giới, sự kì vọng hoàn toàn có lý.
Hơn nữa, với những gì đã làm được, Makoto Shinkai đang được người hâm mộ đặt niềm tin vào tương lai rạng rỡ hơn của anime sau khi Hayao Miyazaki tuyên bố Ghibli Studio đóng cửa vào năm 2013. Tuy rằng hiện tại Ghibli bắt đầu có những phim hợp tác nước ngoài nhưng với Your Name – Tên cậu là gì?, vị trí của Makoto Shinkai trong lòng người hâm mộ sẽ ngày một vững chắc.
Không đơn thuần như những anime chuyển thể từ truyện tranh dài tập, sứ mệnh của Your Name – Tên cậu là gì? tại Việt Nam còn là góp phần thay đổi cách nhìn của số đông khán giả dành cho anime. Đó không chỉ là những bộ phim hoạt hình dành cho trẻ em mà còn chứa đựng rất nhiều những điều ý nghĩa về văn hóa, lịch sử và cuộc sống.
Your Name – Tên cậu là gì? khởi chiếu từ 13.01.2017
Kaito
" alt=""/>‘Your Name – Tên cậu là gì?’Theo thông tin từ các công đoàn, hơn 500 công nhân của Amazon khu vực Châu Âu sẽ đồng loạt đình công vào ngày thứ 6 đen tối (Black Friday) để đòi các nhà bán lẻ trả lương cao hơn.
Cụ thể là một số lượng lớn nhân viên ở Đức và Ý sẽ ở nhà vào một trong những ngày mua sắm bận rộn nhất trong năm với mục đích giành được sự nhượng bộ từ những chủ nguồn lao động. Các công nhân tại trung tâm phân phối chính của Amazon cũng tuyên bố rằng nếu không được trả thêm lương thì sẵn sàng dứt áo ra đi.
" alt=""/>Hơn 500 công nhân Amazon đình công để được nhận thêm lương vào ngày Black Friday